I. Bảo mật thông tin cá nhân là gì?

      Bảo mật thông tin cá nhân là bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm tránh khỏi sự “đánh cắp, ăn cắp” bởi những kẻ xấu hoặc tin tặc. An ninh thông tin cũng như sự bảo mật toàn thông tin nói chung. Duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn toàn diện và tính sẵn sàng cho toàn bộ thông tin.
 

II. Luật bảo mật thông tin cá nhân

Các văn bản pháp luật quy định việc thông tin cá nhân phải được bảo mật như sau:

Điểm c khoản 1 Điều 91 Luật Dược 2016 quy định: “Được giữ bí mật thông tin có liên quan”

Điểm đ khoản 2 Điều 126 Luật hàng không dân dụng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2019): “Bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Điều 21 Luật công nghệ thông tin 2006

1. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm sau đây:
 

a) Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó;

b) Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên;

c) Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ;

d) Tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này; không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thông tin đó được đính chính lại.
 

3. Tổ chức, cá nhân có quyền thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó trong trường hợp thông tin cá nhân đó được sử dụng cho mục đích sau đây:

a) Ký kết, sửa đổi hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;

b) Tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;

c) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
 

Trong năm 2015, Luật An toàn thông tin mạng 2015 (Luật ATTT mạng) được ban hành với nhiều quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng (trên không gian mạng). Trong Luật ATTT mạng, lần đầu tiên thuật ngữ “Thông tin cá nhân” được một đạo luật giải thích là “thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể” (khoản 15 Điều 3). Luật này cũng giải thích thuật ngữ “chủ thể thông tin cá nhân” (khoản 16 Điều 3) với ý nghĩa đó là “người được xác định từ thông tin cá nhân đó”.

Luật này cũng quy định khá rõ về “nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng” (Điều 16), việc “thu thập và sử dụng thông tin cá nhân” (Điều 17), việc “cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân” (Điều 18), yêu cầu “bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng” (Điều 19) và “trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng” (Điều 20)

Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung quy định về “quyền về đời sống riêng tư” (Điều 38) bên cạnh các nội dung về “bí mật cá nhân” và “bí mật gia đình” vốn đã được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 và 2005 trước đó.

Cụ thể, theo quy định của Điều 38 Bộ luật dân sự (Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình).
 

III. Cách bảo mật thông tin cá nhân

      Hiện nay vẫn còn nhiều người dùng điện thoại, máy tính chưa ý thức được đầy đủ việc bảo mật thông tin cá nhân trên bởi vì họ cho rằng không cần thiết. Tuy nhiên, đây là một hành vi rất nguy hiểm. Vì vậy hãy tham khảo một số cách bảo mật thông tin cá nhân dưới đây:

      Thứ nhất, hãy đặt mật khẩu khó đoán: hầu hết mọi người thường đặt mật khẩu đơn giản để cho dễ nhớ. Việc làm này đã tạo điều kiện cho tội phạm có thể dễ dàng tiếp cận đến các tài khoản mạng xã hội hay nguy hiểm hơn là thẻ tín dụng chỉ qua vài thao tác tấn công đơn giản. Hãy cố gắng đặt mật khẩu có chứa cả từ in hoa, chữ in thường, ký hiệu và chữ số nhằm nâng cao tính bảo mật cho mật khẩu của bạn. Nếu bạn sợ mình đãng trí thì có thể ghi chú lại trong sổ, hoặc một mảnh giấy và cất vào ví để tránh trường hợp quên mất.

      Thứ hai, hãy thay đổi mật khẩu thường xuyên: sẽ giúp hạn chế rủi ro kẻ gian đoán được mật khẩu của bạn. Mẹo ở đây dành cho bạn đó là bạn nên có một vài mật khẩu, sau đó thay đổi qua lại với tần suất 3 tháng/1 lần giữa những mật khẩu đó.
 

IV. Cách bảo mật thông tin cá nhân trên internet

      Hiện nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển, mạng xã hội ngày càng phổ biến thì cũng là nơi để kẻ gian thực hiện những hành vi vi phạm để đánh cắp thông tin cá nhân của người khác. Vậy hãy cùng thử một số cách bảo mật thông tin khi sử dụng internet như sau:

  • Thứ nhất, không nhấp vào những đường link (đường dẫn) lạ.
  • Thứ hai, không tin tưởng người quen biết thông qua mạng.
  • Thứ ba, không chia sẻ thông tin cá nhân bừa bãi.
  • Thứ tư, thực hiện đăng xuất tài khoản cá nhân.
  • Thứ năm, không cài đặt những ứng dụng, phần mềm lạ.
  • Thứ sáu, không nên chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều lên mạng xã hội.
  • Thứ bảy, nên kích hoạt bảo mật hai lớp để bảo mật thông tin.

 

V. Làm gì nếu phát hiện thông tin cá nhân của mình không được bảo mật

  • Bạn cần làm ngay 6 bước sau để xử lý khi bị lộ thông tin cá nhân.
  • Liên hệ với cơ quan chức năng ngay lập tức để báo cáo về việc bị mất thông tin danh tính cá nhân.
  • Liên hệ ngay với ngân hàng để khóa thẻ lại và xin được cấp thẻ mới.
  • Bảo mật ngay cho các tài khoản online mà mình đang sử dụng như Facebook, Email,… Như thiết lập lại mật khẩu, bật chế độ bảo mật 2 bước.
  • Hãy luôn bình tĩnh và cảnh giác khi bắt máy những số máy lạ gọi tới.
  • Không nên vội tin tưởng để chuyển tiền hay giao dịch qua mạng. Luôn đề cao cảnh giác và tìm hiểu kỹ mọi thứ.

Và tất nhiên là không quên cảnh giác ngay cho người thân, bạn bè biết để tránh trường hợp họ bị lừa đảo qua mạng xã hội Facebook, Zalo…

Đọc thêm: Điều khoản và quy định của chúng tôi!

icon

Theo dõi bản tin

... Theo dõi để nhận nhiều ưu đãi từ chúng tôi.